Hướng dẫn khấn lễ bàn thờ gia tiên đúng cách để chư tiên phù hộ cho gia đình sức khỏe và thịnh vượng

Như các bạn đã biết tục thờ cúng tổ tiên là cổ truyền, văn hóa của nhân dân ta, cha ông ta xưa đến giờ luôn vô cùng chú trọng việc thờ cúng gia tiên. Gia đình có thành bại, con cháu có khôn ngoan, chăm sóc sức khỏe gia đình, thành đạt cũng một phần dòng dõi tổ tiên cha ông ta đem lại. Vậy làm sao để khấn lễ bàn thờ gia tiên đúng văn khấn? Sau đây Cát Tường sẽ chia sẻ cho các anh chị về cách Khấn Nguyện Gia tiên một cách chính xác và chỉnh chu nhất. Hãy cùng Cát Tường tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1/ KHẤN NGUYỆN

Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải KHẤN. Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.

Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.

Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái ; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái – ta gọi là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và Lạy” phần sau).

Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.
Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho.

Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc , mạch lạc không bị hiểu lầm…

Lời khấn cần có những chi tiết sau:

KHẤN:;

1. Báo trình địa điểm hành lễ, từ nước trở xuống Tỉnh thành, Quận huyện, Phường xã, Thôn ấp.
2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm, chôn ở đâu.
3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng giám lòng thành và phù hộ cho con cháu được mọi sự tốt lành.
4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.
Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:
“Duy quốc Tỉnh/Thị xã…. trang /gia tại… (số nhà). Việt lịch thứ 488…, thử nhật… (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ /mẫu /Tằng tổ… là Hiển khảo/Tỷ., (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngoại thì thêm chữ tổ – hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu /cô di… (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tô khảo, cao tằng tô tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tô tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo”

VÁI

Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ỏ trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

LẠY

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.

Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang vối đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

 

Qua đây chúng ta đã biết cách khấn lễ trước ban thờ gia tiên đúng cách hãy áp dụng và luôn kính trọng , bày tỏ thành tâm trước ban thờ cha ông để được phù hộ mọi việc hay thông , may mắn , tai qua nạn khỏi , đi đến nơi về đến chốn nhé mọi người

II/ CÚNG NGUYỆN GIA TIÊN

Về việc Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, để từ đó trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo, thực hiện theo.

Đây là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì. Đây là 1 lưu ý rất rất quan trọng mà các Gia Chủ nên lưu ý khi gửi những mong muốn , ước nguyện lên các bậc bề trên của mình.

1/ Nghi thức cúng gia tiên:

Khi cúng thì chủ gia đình phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả”, rượu và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương (nhang) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm (dương lịch và âm lịch), tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện,…

Riêng tên người quá cố ta phải, khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của cúng, khấn, vái, và lạy.

2/ Cúng:

Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, thìa lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy, và vái.

Qua bài viết trên Cát Tường đã chia sẽ những nguyên tắc cơ bản nhất khi đi chùa lễ Phật. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể nắm rõ hơn góp phần đem lại sự tôn kính hơn của mình dâng lên Trời Đất.

Trụ sở chính thức: R3-60 Hưng Phước 4, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP. HCM (Google Maps)

Showroom672A45 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM

Hotline: 028.668.668.18

Email: cattuongjewelry@gmail.com

WebsiteCát Tường Jewelry

FanpageCát Tường Phong Thủy – Phúc An Khang

Xem thêm 1 số sản phẩm tại Cát Tường Jewelry

Vòng Tay Ngà Voi         Vòng Tay Trầm Hương         Vòng Tay Đá Quý         Vật Phẩm Phong Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *